Adobe Indesign là một phần mềm được sử dụng trong việc thiết kế dàn trang tạp chí, giống như tất cả các phần mềm khác Indesign có một thanh công cụ cho riêng mình. Công cụ trong Indesign cũng có sự tương đồng với phần mềm Illustrator hay Photoshop, nét tương đồng này tạo lên một lợi thế cho những bạn đã sử dụng tốt Illustrator và Photoshop khi bắt đầu học thiết kế đồ họa với Indesign. Còn nếu các bạn chưa có kiến thức với cả hai phần mềm trên thì hãy chịu khó ghi nhớ và tìm hiểu nhiều hơn về phần mềm indesing này nhé.
Chúng ta bắt đầu tìm hiểu thanh công cụ trong phần mềm Indesign nhé. trên thanh công cụ có một vài công cụ có hình tam giác nhỏ ở góc dưới phải để cho bạn biết còn có các công cụ ẩn phía dưới nó hiện ra nhé. Các cách chọn các công cụ ẩn:
– Nhấn giữ chuột 2s trên công cụ có chứa công cụ ẩn (hoặc nhấp chuột phải lên nút có công cụ ẩn), sau đó di chuyển chuột chọn công cụ mình cần trong menu sổ ra từ nút tam giác.
– Nhấn giữ Shift + phím tắt của công cụ, lập lại nhiều lần cho đến khi xuất hiện công cụ mà bạn muốn chọn
– Nhấn giữ Alt và click vào công cụ. Mỗi lần click các công cụ bị ẩn sẽ kế tiếp xuất hiện.
Các công cụ trong thanh Toolbox:
– Công cụ chọn (Selection tool) | Phím tắt: V. | |
– Công cụ chọn Direct (Direct selection tool) | Phím tắt A. | |
– Công cụ chỉnh sửa trang giấy trong Indesign (Page Tool) | Phím tắt: Shift + P | |
– Công cụ xem khoảng cách (Gap Tool) | Phím tắt U | |
– Công cụ văn bản (Typo Tool) | Phím tắt T | |
– Nhóm công cụ Pen tool | phím tắt P | |
– Công cụ bút chì Pencil Tool | Phím tắt N | |
– Công cụ văn bản (Typo Tool – ). cho phép nhập văn bản bằng cách trực tiếp (gõ thẳng vào trang thiết kế ) hoặc copy các văn bản từ Word, xử lý / sửa chữa các văn bản.
– Công cụ ẩn (Shift +T) cho phép gõ văn bản theo đường chúng ta tạo ra Công cụ vẽ nét (Line Tool – ) Phím tắt (\) cho phép vẽ các đường nét thẳng
– Nhóm công cụ Pen tool – (phím tắt P): tạo các đường vẽ có hình dáng bất kỳ có thể đóng kín. Dùng kết hợp với các phím Control (hiệu chỉnh vị trí các nút), Alt (chỉnh góc nhọn / mịn), thêm bớt nút, vv…
– Công cụ bút chì (Pencil Tool – , Phím tắt N ): tạo các đường vẽ có hình dáng bất kỳ và không đóng kín.
Công cụ ẩn thuộc nhóm Pencil Tool:
– Công cụ làm mịn đường vẽ (Smooth tool – ): “vuốt” công cụ dọc theo đoạn cần làm mịn.
– Công cụ xoá(Erase Tool – ): xoá bớt đường vẽ vừa tạo ra.
– Công cụ tạo khung ảnh, chữ hình chữ nhật (Rectangle Frame Tool – ): tạo khung chứa hình ảnh hình chữ nhật. Rê trực tiếp công cụ để vẽ , hoặc bấm công cụ lên trang thiết kế và khai báo Width (chiều ngang của khung), Height (chiều cao của khung).
Công cụ ẩn:
– Công cụ tạo khung ảnh hình Ellip. Giữ phím Shift nếu tạo khung có hình tròn. Tương tự, có thể bấm công cụ lên trang thiết kế rồi khai báo trị số Width và Height.
– Công cụ tạo khung ảnh hình đa giác: bấm công cụ lên trang thiết kế -> khai báo số cạnh và kích thước đa giác..
Nhóm công cụ vẽ hình học: Vẽ hình chữ nhật Retangle Tool – (M) , Vẽ hình elip: Ellipse Tool – (L) , Vẽ hình đa giác Polygon Tool – . Các công cụ này cho phép vẽ những hình cơ bản, tô màu hay có thể nhập ảnh được vào khung hình này.
Công cụ cây kéo Scissors – ( Phím tắt C) : bấm công cụ lên 1 đường vẽ để cắt thành 2 đoạn rời.
Công cụ Free tranrfom Tool (E): Dùng để thay đổi kích thước đối tượng
Công cụ quay đối tượng Rotate Tool – (R) : bấm trực tiếp công cụ lên đối tượng rồi rê đi để quay, hoặc chọn đối tượng rồi bấm đôi lên công cụ quay và khai báo góc quay (Angle) > OK.
Chú ý: khi đặt chỉ số quay là âm, đối tượng sẽ quay theo chiều kim đồng hồ.
Công cụ Scale Tool (S): dùng để thay đổi kích thước đối tượng qua tâm và coppy đồng nhất đối tượng đó với hình gốc.
Công cụ Shear Tool (O): dùng để xô nghiêng đối tượng
Công cụ Gradian Swatch Tool (G) đổ màu chuyển
Công cụ Gradian Feather Tool (Shift + G) Dùng để đổ màu chuyển hòa trộn trong cho đối tượng vẽ
Công cụ Note Tool – Ghi chú: thực hiện các khung ghi chú trên trang nhưng không in ra được
Công cụ ống hút Eyedroper Tool (I): cho phép bấm lên bất cứ đối tượng nào trên màn hình có màu, để sao chép mẫu màu viền hoặc nền. Nếu đang làm việc với 1 khung văn bản, công cụ này còn cho phép sao chép kiểu chữ (font) và các thuộc tính khác (cỡ chữ, cách viết, canh lề …)
Công cụ bàn tay Hand Tool (H): cho phép dịch chuyển vùng làm việc trên màn hình.
Công cụ kính lúp Zoom Tool (Z): phóng lớn màn hình quan sát bằ ng cách bấm công cụ lên vùng thiết kế (zoom in). Giữ Alt và bấm công cụ này sẽ làm cho vùng làm việc thu nh ỏ lại (zoom out).
Công cụ tô màu nền và viền Fill – Stroke (X): Click đúp chuột vào công cụ để chọn màu. Mẫu màu chọn sẽ được dùng để tô nền hoặc tô viền cho đối tượng.
Chế độ Gradien được chọn bên dưới công cu Fill-Stroke để có thể sử dụng được tính năng gradien bạn bắt buộc phải chọn chế độ gradien trước rồi mới có thể điều chỉnh màu trong Panel Gradien của Indesign.
Các tùy biến của công cụ trong Indesign:
Tất cả các công cụ trong Indesign đều có các tuỳ biến riêng của nó, và các tuỳ biến này được thể hiện trên thanh tuỳ chọn của công cụ. Thanh tuỳ chọn sẽ thay đổi theo từng công cụ đang được chọn, một vài thanh tuỳ chọn và bảng có các tuỳ chọn cho phép bạn nhập vào các giá trị số bằng cách sử dụng thanh trượt, phần định góc, các nút mũi tên hộp nhập…
Ví dụ: Cộng cụ Type trong Indesign sẽ có thanh tùy biến như sau:
Giờ bạn có tiến hành việc thực hành vẽ hình tô màu với từng công cụ trong phần mềm Indesign rồi, hãy thử tất cả các công cụ và tiến hành thay đổi các thông số của chúng để thấy sự thay đổi nhé. Nhắc lại với các đã sử dụng qua Illustrator và Photoshop nhé các công cụ trong Indesign có các sử dụng tương đồng với cả hai phần mềm trên nên nếu bạn thuộc phím tắt của Illustrator thì phím tắt trong Indesign sẽ không thành vấn đề.
Chúc các bạn học thiết kế đồ họa với Indesign vui vẻ. hy vọng đây sẽ là 1 bài viết hữu ích cho các bạn.
Các bạn có thể tải file PDF tại đây nhé: cong-cu-indesign